Trong lúc làm việc, cũng như trong lúc thi chứng chỉ CCNA. Khi tính toán IP, chia subnet thì chúng ta thường áp dụng công thức để tính toán.

Công thức tính là 2^n và 2^m -2

-Để tính tổng số subnet có được sau khi chia ta dùng công thức 2^n, trong đó n là số bit mượn để chia subnet trong octet đó (mượn làm network id).
-Để tính tổng số host/subnet ta dùng công thức 2m-2, trong đó m là tổng số bit còn lại dùng làm host sau khi đã mượn . Ta phải trừ 2 vì cần bỏ địa chỉ subnet id và broadcast.

Nói sơ sơ qua cách tính truyền thống như vậy thôi, giờ chúng ta tìm hiểu cách nhẩm nhanh bằng cách đếm lóng tay nhé!

Đầu tiên các bạn xòe bàn tay trái ra và đếm theo hình:



Đếm theo số màu đen nhé!

Các bạn để ý bàn tay chúng ta có tất cả 14 lóng tay, mỗi lóng tay tương trưng cho 1 bit nhé! ^^

Đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192 16384.
Đếm đi đếm lại cho thuộc đi nhé các bạn.

Để tính tổng số lượng Subnet id có được sau khi chia, ta đếm số bit mượn làm subnet id trong octet đó là ra. Mượn 3 bit thì đếm 2 4 8, mượn 4 bit thì đếm 2 4 8 16, giá trị của bit đếm sau cùng chính là tổng số subnet id sau khi được chia ra.

Ví dụ: 10.10.0.0 /13 ---> mượn 5 bit ---> đếm 2 4 8 16 32. Vậy mạng này có 32 subnet.

Để tính bước nhảy trong mỗi subnet id. Ta đếm số bit còn lại dùng làm host trong riêng octet đó. Giá trị của bit được đếm sau cùng cũng là giá trị của bước nhảy trong octet đó.

Ví dụ: 172.35.0.0/19. Tức là địa chỉ lớp B sẽ mượn 3 bit ở octet thứ 3 làm subnet id. Dùng phương pháp đếm ta có 2 4 8, đủ 3 bit mượn rồi, vậy tổng số subnet id là 8. Ta biết trong octet thứ 3 sau khi cho mượn 3 bit làm net id thì còn lại 5 bit làm host, vậy ta đếm 2 4 8 16 32, đủ 5 bit rồi, giá trị là 32, và cũng chính là bước nhảy của subnet id., thử xem nào:
-172.35.0.0/19
-172.35.32.0/19
-172.35.64.0/19
-172.35.96.0/19
-172.35.128.0/19
-172.35.160.0/19
-172.35.192.0/19
-172.35.224.0/19
Ta có tổng cộng 8 subnet id, với bước nhảy là 32.

Để tính địa chỉ broadcast của một subnet id ta lấy subnet id kế tiếp giảm 1. Ví dụ, để tính broadcast của subnet id 172.35.64.0/19, ta lấy subnet id kế tiếp là 172.35.96.0/19 giảm 1 == 172.35.95.255/19 đây chính là broadcast của subnet id 172.35.64.0

Để tính số host trong một subnet, ta đếm toàn bộ số bit host còn lại trong subnet và lấy giá trị bit sau cùng đó -2, Lưu ý là không phân biệt octet. Nhắc lại, ta lấy giá trị của bit được đếm sau cùng - 2 ta được số host trong subnet id có thể xài.
Trong ví dụ subnet 172.35.64.0/19, ta nhận biết toàn bộ số bit dùng làm host còn lại là 13. Ta đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192, đủ 13 bit rồi, ok, số host trong mạng sẽ là 8192 -2 = 8190. Vì sao -2, vì ta phải trừ bỏ địa chỉ subnet id và broadcast. Hay đơn giản hơn có thể nhận thấy là số host có thể xài được trong dãy:
172.35.64.1/19 ----> 172.35.95.254/19
Và đống thời nó cũng lọt giữa 2 subnet id và broadcast.

Lưu ý: Phương pháp đếm từ 2 không được dùng để tính tổng số giá trị của 1 octet chạy từ 0->255. Hay nói cách khác là không được dụng để tính tổng giá trị của 1 dãy bit như 10101101. Để tính tổng số giá trị của dãy trên ta phải đếm từ 1, cộng các giá trị có bit 1 với nhau.

Ngoài ra, yêu cầu các bạn cần nhớ và thuộc:

1xxxxxxx =128
11xxxxxx =192
111xxxxx =224
1111xxxx =240
11111xxx =248
111111xx =252
1111111x =254
11111111 =255

2^0 = 1
2^1 = 2
2^2 = 4
2^3 = 8
2^4 = 16
2^5 = 32
2^6 = 64
2^7 = 128
2^8 = 256

Các bạn cũng có thể dùng bàn tay phải để ghi nhớ các giá trị trên , dùng nhẩm nhanh subnet mask của mạng.



Mượn 1 bit : 128
Mượn 2 bit : 192
Mượn 3 bit : 224
Mượn 4 bit : 240
Mượn 5 bit : 248
Mượn 6 bit : 252
Mượn 7 bit : 254
Mượn 8 bit : 255

Ví dụ : 10.10.0.0 /13 --mượn 5 bit ---> S/M: 255.248.0.0
155.55.3.32 /28 -- mượn 12 bit = 8 +4 ----> S/M: 255.255.255.240

Nếu các bạn nhuần nhuyễn cách tính này, tôi tin rằng các bạn sẽ tính toán, chia subnet rất nhanh!!

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
0 nhận xét
categories: , | edit post


DSLAM Viết tắt của Digital Subscriber Line Access Multiplexer. 
Tiếng Việt tạm dịch là Bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số tập trung, là một bộ ghép kênh có nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ DSL (như ADSL, VDSL...) trên đôi dây đồng điện thoại. 
DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL (mạch vòng). 
Mỗi DSLAM có thể có từ 24, 36, 48 đến 96 cổng, tương ứng với số thuê bao mà nó có thể đảm nhiệm.
DSLAM tập hợp tín hiệu số đến từ nhiều cổng lại thành một tín hiệu nhờ vào kỹ thuật ghép kênh, sau đó thông tin sẽ được vận chuyển trên nền IP hoặc ATM đến nhà cung cấp dịch vụ tương ứng. 



ADSL sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách từ thuê bao đến nơi đặt DSLAM.
    Ví dụ, với bán kính 3,5km, tốc độ tải xuống có thể đạt tới 8Mbps, từ 3,5km đến 4km, tốc độ tải xuống chỉ còn 4Mbps, nếu nằm ngoài bán kính 5km, tốc độ sẽ gần bằng 0. 

Để hiểu được kết nối từ DSLAM tới BRAS (hay ISP) thì cần hiểu một chút về PPPoA và PPPoE

PPPoA là Point-to-Point Protocol over ATM
PPPoE là Point-to-Point Protocol over Ethernet. Vậy rõ ràng ATM với Ethernet là phải khác nhau rồi.
Vấn đề ATM hay Ethernet thì nó liên quan đến mấy cái DSLAM. Nếu đường Uplink của DSLAM là Ethernet thì thường thì người ta gọi nó là IP DSLAM. Nếu đường Uplink của DSLAM là ATM thì nó là ATM DSLAM. Với IP DSLAM thì môi trường UPlink là Ethernet (có thể quang hay đồng) nên nó kết nối đến BRAS theo giao thức Ethernet vì vậy mới nảy sinh cái kết nối PPPoE từ cái modem ADSL của bạn đến BRAS. Với ATM DSLAM thì môi trường kết nối của nó đến BRAS là ATM nên bạn cấn thiết lập PPPoA. 

Mạng VNN dùng ATM do đó nên dùng PPPoA. Tuy nhiên nó vẫn hỗ trợ PPPoE do nó dùng "RFC 1483 Multiple Protocol over AAL5" là một lớp chuyển đổi từ ATM sang Ethernet.(AAL5=ATM Adaptation Layer 5).

Sơ đồ của nó như sau
Ethernet <- Bridge -> AAL5 <-> ATM <-> ADSL <-> (cáp đồng)<-> ADSL <- ATM -> DSLAM <-- ATM  --> BRAS <--- Ethernet --> Internet

Trên mạng của VNN nếu dùng PPPoA sẽ bớt được 01 lớp chuyển đổi Ethernet<->ATM ở đầu Router 

Mạng của FPT chỉ dùng IP DSLAM nên chỉ hỗ trợ PPPoE.

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
0 nhận xét
categories: | edit post
Được tạo bởi Blogger.