Trong môi trường Windows, có những ưu và khuyết điểm liên quan đến việc sử dụng Roaming Profiles và Local Profiles. Ngoài vấn đề bảo mật, còn có vấn đề về mất dữ liệu, file lưu trữ băng thông và một số thứ khác.
Sau đây mình sẽ trình bày về Roaming Profiles và Local Profiles.
Profile là tổng hợp những dữ liệu đặc thù của một user. Nó bao gồm các dữ liệu như Favorites của IE, bookmark của Firefox, Outlook settings, và nhiều thứ khác. Windows được thiết kế để lưu dữ liệu của người dùng tại một địa điểm, giống như trên ổ cứng hoặc trên một server. Khi bạn logon và máy tính, nó sẽ tải dữ liệu trong profile của bạn kể cả những phần mềm được thiết lập để khởi động cùng windows.
Roaming Profiles là dạng profiles của người dùng được lưu trữ trên một server, nó sẽ được tải về máy tính bất cứ khi nào người dùng login. Theo cách này, người dùng có thể truy nhập đến thông tin và những thiết lập của họ mà không phụ thuộc vào máy tính mà họ đăng nhập. Local Profiles là dạng profiles được lưu trữ trực tiếp trên một máy tính, và rất ít dữ liệu được chuyển giữa PC và server khi họ logon vào.
Ưu điểm của Roaming Profile là nó sẽ tự động backup dữ liệu của người dùng đến server mỗi khi người dùng logout. Người dùng có thể đăng nhập trên nhiều máy tính mà vẫn dữ được những thiết lập của mình, điều này rất tốt trong môi trường mà mọi người làm việc không trên một máy tính cố định, chẳng hạn như một phòng lab hoặc máy tính của người dùng bị hỏng.
Nhược điểm của RP
  • Khi người dùng đã logon , một bản sao của profiles của họ sẽ được lưu lại trên máy tính mà họ đã đăng nhập, điều này tạo ra vấn đề về nguy cơ bảo mật. 
  • Thời gian đăng nhập cũng là một vấn đề, nếu người dùng đặt quá nhiều dữ liệu trong profiles của họ, có thể sẽ phải chờ đợi rất lâu khi đăng nhập hoặc tắt một máy tính. 
  • Kèm theo đó với profile lớn còn chiếm nhiều băng thông để truyền dữ liệu qua lại, phần login trong số này là lượng băng thông bị lãng phí bởi nhiều tập tin và dữ liệu được tải đồng bộ tuy nhiên người dùng lại không dùng đến.

Ưu điểm chính của Local Profiles là thời gian đăng nhập vào máy tính nhanh hơn, vì dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên máy tính đó,  tuy nhiên người dùng lại không thể truy nhập profiles của họ khi đăng nhập trên một máy tính khác. Điều đó cũng có nghĩa là thiết lập cá nhân của người dùng sẽ bị mất, khi máy tính cá nhân của họ không còn làm việc.

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014
categories: | edit post



Trong lúc làm việc, cũng như trong lúc thi chứng chỉ CCNA. Khi tính toán IP, chia subnet thì chúng ta thường áp dụng công thức để tính toán.

Công thức tính là 2^n và 2^m -2

-Để tính tổng số subnet có được sau khi chia ta dùng công thức 2^n, trong đó n là số bit mượn để chia subnet trong octet đó (mượn làm network id).
-Để tính tổng số host/subnet ta dùng công thức 2m-2, trong đó m là tổng số bit còn lại dùng làm host sau khi đã mượn . Ta phải trừ 2 vì cần bỏ địa chỉ subnet id và broadcast.

Nói sơ sơ qua cách tính truyền thống như vậy thôi, giờ chúng ta tìm hiểu cách nhẩm nhanh bằng cách đếm lóng tay nhé!

Đầu tiên các bạn xòe bàn tay trái ra và đếm theo hình:



Đếm theo số màu đen nhé!

Các bạn để ý bàn tay chúng ta có tất cả 14 lóng tay, mỗi lóng tay tương trưng cho 1 bit nhé! ^^

Đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192 16384.
Đếm đi đếm lại cho thuộc đi nhé các bạn.

Để tính tổng số lượng Subnet id có được sau khi chia, ta đếm số bit mượn làm subnet id trong octet đó là ra. Mượn 3 bit thì đếm 2 4 8, mượn 4 bit thì đếm 2 4 8 16, giá trị của bit đếm sau cùng chính là tổng số subnet id sau khi được chia ra.

Ví dụ: 10.10.0.0 /13 ---> mượn 5 bit ---> đếm 2 4 8 16 32. Vậy mạng này có 32 subnet.

Để tính bước nhảy trong mỗi subnet id. Ta đếm số bit còn lại dùng làm host trong riêng octet đó. Giá trị của bit được đếm sau cùng cũng là giá trị của bước nhảy trong octet đó.

Ví dụ: 172.35.0.0/19. Tức là địa chỉ lớp B sẽ mượn 3 bit ở octet thứ 3 làm subnet id. Dùng phương pháp đếm ta có 2 4 8, đủ 3 bit mượn rồi, vậy tổng số subnet id là 8. Ta biết trong octet thứ 3 sau khi cho mượn 3 bit làm net id thì còn lại 5 bit làm host, vậy ta đếm 2 4 8 16 32, đủ 5 bit rồi, giá trị là 32, và cũng chính là bước nhảy của subnet id., thử xem nào:
-172.35.0.0/19
-172.35.32.0/19
-172.35.64.0/19
-172.35.96.0/19
-172.35.128.0/19
-172.35.160.0/19
-172.35.192.0/19
-172.35.224.0/19
Ta có tổng cộng 8 subnet id, với bước nhảy là 32.

Để tính địa chỉ broadcast của một subnet id ta lấy subnet id kế tiếp giảm 1. Ví dụ, để tính broadcast của subnet id 172.35.64.0/19, ta lấy subnet id kế tiếp là 172.35.96.0/19 giảm 1 == 172.35.95.255/19 đây chính là broadcast của subnet id 172.35.64.0

Để tính số host trong một subnet, ta đếm toàn bộ số bit host còn lại trong subnet và lấy giá trị bit sau cùng đó -2, Lưu ý là không phân biệt octet. Nhắc lại, ta lấy giá trị của bit được đếm sau cùng - 2 ta được số host trong subnet id có thể xài.
Trong ví dụ subnet 172.35.64.0/19, ta nhận biết toàn bộ số bit dùng làm host còn lại là 13. Ta đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192, đủ 13 bit rồi, ok, số host trong mạng sẽ là 8192 -2 = 8190. Vì sao -2, vì ta phải trừ bỏ địa chỉ subnet id và broadcast. Hay đơn giản hơn có thể nhận thấy là số host có thể xài được trong dãy:
172.35.64.1/19 ----> 172.35.95.254/19
Và đống thời nó cũng lọt giữa 2 subnet id và broadcast.

Lưu ý: Phương pháp đếm từ 2 không được dùng để tính tổng số giá trị của 1 octet chạy từ 0->255. Hay nói cách khác là không được dụng để tính tổng giá trị của 1 dãy bit như 10101101. Để tính tổng số giá trị của dãy trên ta phải đếm từ 1, cộng các giá trị có bit 1 với nhau.

Ngoài ra, yêu cầu các bạn cần nhớ và thuộc:

1xxxxxxx =128
11xxxxxx =192
111xxxxx =224
1111xxxx =240
11111xxx =248
111111xx =252
1111111x =254
11111111 =255

2^0 = 1
2^1 = 2
2^2 = 4
2^3 = 8
2^4 = 16
2^5 = 32
2^6 = 64
2^7 = 128
2^8 = 256

Các bạn cũng có thể dùng bàn tay phải để ghi nhớ các giá trị trên , dùng nhẩm nhanh subnet mask của mạng.



Mượn 1 bit : 128
Mượn 2 bit : 192
Mượn 3 bit : 224
Mượn 4 bit : 240
Mượn 5 bit : 248
Mượn 6 bit : 252
Mượn 7 bit : 254
Mượn 8 bit : 255

Ví dụ : 10.10.0.0 /13 --mượn 5 bit ---> S/M: 255.248.0.0
155.55.3.32 /28 -- mượn 12 bit = 8 +4 ----> S/M: 255.255.255.240

Nếu các bạn nhuần nhuyễn cách tính này, tôi tin rằng các bạn sẽ tính toán, chia subnet rất nhanh!!

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
0 nhận xét
categories: , | edit post


DSLAM Viết tắt của Digital Subscriber Line Access Multiplexer. 
Tiếng Việt tạm dịch là Bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số tập trung, là một bộ ghép kênh có nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ DSL (như ADSL, VDSL...) trên đôi dây đồng điện thoại. 
DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL (mạch vòng). 
Mỗi DSLAM có thể có từ 24, 36, 48 đến 96 cổng, tương ứng với số thuê bao mà nó có thể đảm nhiệm.
DSLAM tập hợp tín hiệu số đến từ nhiều cổng lại thành một tín hiệu nhờ vào kỹ thuật ghép kênh, sau đó thông tin sẽ được vận chuyển trên nền IP hoặc ATM đến nhà cung cấp dịch vụ tương ứng. 



ADSL sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách từ thuê bao đến nơi đặt DSLAM.
    Ví dụ, với bán kính 3,5km, tốc độ tải xuống có thể đạt tới 8Mbps, từ 3,5km đến 4km, tốc độ tải xuống chỉ còn 4Mbps, nếu nằm ngoài bán kính 5km, tốc độ sẽ gần bằng 0. 

Để hiểu được kết nối từ DSLAM tới BRAS (hay ISP) thì cần hiểu một chút về PPPoA và PPPoE

PPPoA là Point-to-Point Protocol over ATM
PPPoE là Point-to-Point Protocol over Ethernet. Vậy rõ ràng ATM với Ethernet là phải khác nhau rồi.
Vấn đề ATM hay Ethernet thì nó liên quan đến mấy cái DSLAM. Nếu đường Uplink của DSLAM là Ethernet thì thường thì người ta gọi nó là IP DSLAM. Nếu đường Uplink của DSLAM là ATM thì nó là ATM DSLAM. Với IP DSLAM thì môi trường UPlink là Ethernet (có thể quang hay đồng) nên nó kết nối đến BRAS theo giao thức Ethernet vì vậy mới nảy sinh cái kết nối PPPoE từ cái modem ADSL của bạn đến BRAS. Với ATM DSLAM thì môi trường kết nối của nó đến BRAS là ATM nên bạn cấn thiết lập PPPoA. 

Mạng VNN dùng ATM do đó nên dùng PPPoA. Tuy nhiên nó vẫn hỗ trợ PPPoE do nó dùng "RFC 1483 Multiple Protocol over AAL5" là một lớp chuyển đổi từ ATM sang Ethernet.(AAL5=ATM Adaptation Layer 5).

Sơ đồ của nó như sau
Ethernet <- Bridge -> AAL5 <-> ATM <-> ADSL <-> (cáp đồng)<-> ADSL <- ATM -> DSLAM <-- ATM  --> BRAS <--- Ethernet --> Internet

Trên mạng của VNN nếu dùng PPPoA sẽ bớt được 01 lớp chuyển đổi Ethernet<->ATM ở đầu Router 

Mạng của FPT chỉ dùng IP DSLAM nên chỉ hỗ trợ PPPoE.

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
0 nhận xét
categories: | edit post


     Ngày nay, hầu hết các router đều là thiết bị kết hợp nhiều chức năng, và thậm chí nó còn đảm nhận cả chức năng của switch và hub.

     Đôi khi router, switch và hub được kết hợp trong cùng một thiết bị, và đối với những ai mới làm quen với mạng thì rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của các thiết bị này.

     Bây giờ chúng ta bắt đầu với hub và switch bởi cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là “frame” (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu.


     Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém).


Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi.


     Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.


     Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến.


     Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào.


     Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator). Ngoài ra, router thường gồm một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet.

     Tất cả các router đều có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng, và switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in.

     Một số router chỉ có một cổng WAN và một cổng LAN, được thiết kế cho việc kết nối một hub/switch LAN hiện hành với mạng WAN. Các switch và hub Ethernet có thể kết nối với một router để mở rộng mạng LAN. Tuỳ thuộc vào khả năng (nhiều cổng) của mỗi router, switch hoặc hub, mà kết nối giữa các router, switche/hub có thể cần tới cáp nối thẳng hoặc nối vòng. Một số router thậm chí có cả cổng USB và nhiều điểm truy cập không dây tích hợp.

     Một số router cao cấp hoặc dành cho doanh nghiệp còn được tích hợp cổng serial – giúp kết nối với modem quay số ngoài, rất hữu ích trong trường hợp dự phòng đường kết nối băng rộng chính trục trặc, và tích hợp máy chủ máy in mạng LAN và cổng máy in.

     Ngoài tính năng bảo vệ được NAT cung cấp, rất nhiều router còn có phần cứng tường lửa tích hợp sẵn, có thể cấu hình theo yêu cầu của người dùng. Tường lửa này có thể cấu hình từ mức đơn giản tới phức tạp. Ngoài những khả năng thường thấy trên các router hiện đại, tường lửa còn cho phép cấu hình cổng TCP/UDP dành cho game, dịch vụ chat, và nhiều tính năng khác.

     Và như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn là: hub được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet; switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau; và router có thể đảm nhận tất cả các chức năng này, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa.

Theo tạp chí InfoWorld

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014
0 nhận xét
categories: | edit post

Trong bất kỳ trường hợp nào, để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được một những hiểu biết cơ bản về các thiết bị mạng kể trên:

REPEATER

Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.
Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.


HUB


 Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.
Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.

BRIDGE



 Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.
Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự "can thiệp" của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan... cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý

SWITCH

 Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng "học" thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.
Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).

 
ROUTER

 Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải "nhận thức" được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.
Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.
Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức

GATEWAY

 Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA... hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác.
Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng "nói chuyện" được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa...

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014
0 nhận xét
categories: | edit post

 Chia mạng con VLSM: Variable length subnet mask.

Đây là một cách chia mạng con (subnet) tối ưu hơn FLSM, nó dựa trên nhu cầu số Host IP của mỗi đường mạng (subnet) mà ta chia. Do đó sẽ tiết kiệm tối đa được IP thừa trên mỗi subnet. Lưu ý subnet mask (phần /xx) của mỗi đường nhé.
Bài viết này mình không giải thích nhiều về các khái niệm liên quan đến subnet nữa mà chỉ làm một ví dụ chia subnet cụ thể dựa trên VLSM. Các bạn nên đọc bài FLSM để có khái niệm kĩ hơn.
Công thức: 
+ Số subnet được tạo ra: 2m (m: số bit mượn của phần Host ID) (Chú ý: đáng lẽ công thức này phải là 2m – 2 vì phải loại trừ đi 2 mạng đầu tiên – subnet zero và mạng cuối cùng – subnet broadcast, nhưng với các dòng Router hiện nay của Cisco đã hỗ trợ lệnh Router(config)# ip subnet-zero do đó ta vẫn có thể sử dụng 2 mạng đó mà không phải loại trừ bỏ đi)
+ Số host / subnet: 2n– 2 (n: số bit còn lại của phần Host ID sau khi bị mượn m bit)
+ Subnet Mask mới = Subnet Mask cũ + m (là số bit vừa bị mượn)
+ Địa chỉ khả dụng là các địa chỉ IP có thể gán cho mỗi host, thiết bị.
Bài toán:
Một ngày nào đó, sếp thuê được một đường mạng 192.168.1.0/24 từ một ISP (Viettel, Vinaphone, FPT…) và Sếp bảo:
Từ địa chỉ này cậu hãy chia ra 4 đường mạng con (Subnet) trong đó:
+ Đường thứ nhất dùng 50 PC (subnet 1)
+ Đường thứ 2, 3 dùng cho 10 PC (subnet 2)
+ Đường còn lại dùng 2 PC (subnet 3)
Nhớ tiết kiệm đó!
Nếu bạn thực hiện chia theo FMSL đã nói ở bài trước thì 3 đường mạng sẽ có số IP dùng cho Host bằng nhau như vậy thì quá phí. Với việc chia những subnet mà có số Host chênh lệch thế này thì bạn hãy nghĩ ngay tới phương pháp VLSM. Chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: Công việc đầu tiên là bạn xác định xem thứ tự sắp xếp từ lớn đến bé trong những đường mạng cần chia, đường mạng nào có số IP host là nhiều nhất. Ở đây là 50.

Bước 2: Theo công thức 2m >= X (với X là số host cần chia, m là số bit cần làm Host ID). Ở đây 2m >=X=50 Suy ra m=6.
Subnet mask lúc này là 11111111.11111111.11111111.11000000 (255.255.255.192/26).
Do ta chỉ dùng 6 bit là Host ID nên thừa 2 bit sẽ dùng làm đường mạng.
Với 2 bit ta sẽ có 4 đường mạng, cách tính đường mạng hãy xem bài FLSM nhé.
- 192.168.1.0/26
- 192.168.1.64/26
- 192.168.1.128/26
- 192.168.1.192/26
Vậy ta dùng đường mạng 192.168.1.0/26 cho 50 PC.
Bước 3: Nếu ta lấy đường 192.168.1.64/26 cho 10 PC thì quá phí nên từ đường này ta quyết định chia nhỏ ra nữa.
Cách làm tương tự 2^x >= 10 suy ra x = 4. Ta cần 4 bit phần Host ID và dư 4 bit làm đường mạng nên có Subnet mask là 11111111.11111111.11111111.11110000 (255.255.255.240/28). Các đường mạng thu được.
- 192.168.1.64/28
- 192.168.1.80/28
- 192.168.1.96/28
- 192.168.1.112/28
192.168.1.128/28 do trùng với đường mạng lớn phía sau 192.168.1.128/26 nên bỏ và dừng lại.
Vậy ta sẽ dùng 192.168.1.64/28, 192.168.1.80/28 cho hai đường 10 PC. Ta lại còn lại 2 đường vừa chia không sử dụng mà nhu cầu của ta chỉ cần 1 đường mạng 2 PC nữa thui. Chọn 1 trong 2 đường tiếp tục chia nhỏ, s sẽ chọn 192.168.1.96/28
Với 2 PC ta cần 2 bit làm Host ID và dư 6 bit làm Network ID. Lúc này Subnet mask là 11111111.11111111.11111111.11111100 (255.255.255.252/30). Thực ra 2 PC chỉ cần 1 bit nhưng tối thiểu Host ID là 2 bit nên chọn 2 (Xem lại bài chia mạng con). Ta lại được các đường mạng sau
- 192.168.1.96/30
- 192.168.1.100/30
- 192.168.1.104/30
- 192.168.1.108/30 STOP!! Vì đường tiếp theo sẽ trùng.
Ta chọn 192.168.1.96/30 cho đường 2 PC vậy là ta đã chia subnet xong. Bây giờ bạn có thể yên tâm với các yêu cầu chi Subnet của xếp rồi nhé!

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014
0 nhận xét
categories: | edit post

Mỗi một thiết bị mạng đều có 1 địa chỉ vật lý - MAC (Medium Access Control address) và địa chỉ đó là duy nhất. Các thiết bị trong cùng một mạng thường được dùng địa chỉ MAC để liên lạc với nhau tại tầng Data-link của mô hình OSI.
Trên thực tế, card mạng (NIC) chỉ có thể kết nối với nhau theo địa chỉ MAC. địa chỉ cố định và duy nhất của phần cứng. Do vậy ta phải có 1 cơ chế để chuyển đổi các dạng địa chỉ này để có thể liên lạc được với nhau. Từ đó ta có giao thức phân giải địa chỉ - Address Resolution Protocol (ARP).
Nguyên tắc hoạt động của giao thức phân giải địa chỉ ARP
- Trong một mạng LAN
Khi một thiết bị A muốn tìm hiểu, học 1 địa chỉ MAC của một thiết bị B nào đó mà nó đã biết địa chỉ ở tầng Network (IP,IPX...) thì nó sẽ gửi 1 ARP Request (Bao gồm: Địa chỉ MAC của A và địa chỉ IP của B) lên toàn bộ miền Broadcast.
Khi gửi thông điệp ARP theo dạng Broadcast thì tất cả các thiết bị trong mạng LAN đều nhận được và chúng sẽ so sánh địa chỉ IP trong ARP Request này với địa chỉ của tầng Network của nó khi đó:

  • Nếu không trùng địa chỉ IP thì nó sẽ tự động Drop ARP Reques đó.
  • Nếu trùng địa chỉ IP thì thiết bị đó phải gửi ngược lại cho thiết bị A môt gói tin có chưa địa chỉ MAC của mình. Sau khi máy A nhận được địa chỉ MAC của B rồi thì nó mới bắt đầu chuyển các Pakets (Gói tin) sang cho thiết bị B. và hoàn tất quá trình.
 - Trong hệ thống mạng LAN
Trong hoạt động của ARP trong một một trường phức tạp hơn đó là 2 hệ thống mạng LAN gắn với nhau thông qua 1 router C.
   
Ta sẽ có các nguyên tắc sau:
  • Do Broadcast không thể truyền qua 1 Router nên khi đó máy A sẽ xem C như là một cầu nối để truyền dữ liệu.
  • Máy A sẽ biết địa chỉ của router C - Ở đây địa chỉ của C chính là Gateway
  • Router C sẽ có 1 bảng định tuyến - Routing - Table
Quá trình truyền dữ liệu sẽ theo những bước như sau:
  •  Máy A sẽ truyền một ARP Request theo dạng Broadcast để tìm địa chỉ MAC của Port X
  • Router C nhận được và cung cấp lại cho A một địa chỉ MAC của port X.
  • Máy A truyền Packet đến port X của router C
  • Router C nhận được packet. Trong Packet này chứa địa chỉ IP của máy B.
  • Router C sẽ gửi ARP Request theo dạng Broadcast trong mạng của máy B để tìm địa chỉ MAC của B.
  • Máy B nhận được và trả lời lại cho router biết địa chỉ MAC của mình.
  • Sau khi nhận được địa chỉ MAC của máy B thì router sẽ gửi Packet đến máy B.
Như vậy quá trình truyền dữ liệu đã kết thúc.

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on
0 nhận xét
categories: | edit post

Cuộc sống là gì? mục đích của cuộc sống là gì?
Đó là hai câu hỏi hoàn toàn khác nhau. Khi chúng ta đã biết được cuộc sống là gì rồi thì chúng ta lại tiếp tục đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Mục đích của cuộc sống là gì?
Rất nhiều người xung quanh mình sống mà không có mục đích, họ chỉ sống như một thực thể sống. Điều  đó thật là vô nghĩa. Khi chúng ta chưa biết được mục đích của cuộc sống của chúng ta thì cũng có nghĩa là chúng ta chưa được sinh ra.
Bởi vì tất cả mọi cuộc sống đều phải có một mục đích sống rõ ràng. cuộc sống cũng như một đường đua vậy, nhưng là đua với thời gian mà thời gian thì không có chờ đợi. Bạn sẽ đi đến đích sớm nếu như bạn xuất phát sớm và ngược lại, nếu bạn xuất phát muộn thì khi thời gian qua đi bạn sẽ cảm thấy hối tiếc rất nhiều điều và nếu như bạn không thể thắng được thời gian thì đó là  lúc mà bạn sẽ phải ân hận.


Vậy mục đích của cuộc sống là gì?
Khi bạn tìm được mục đích của cuộc sống thì đó cũng là lúc mà bạn sẽ cảm nhận được thế nào là một cuộc sống thực sự. Đó cũng chính là thời điểm đánh dấu cho một cuộc sống mới bắt đầu hay nói cách khác đó là thời gian mà bạn thực sự chào đời.
Trở lại với câu hỏi mục đích của cuộc sống . Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Mục đích của cuộc sống tìm ở đâu? Vâng, không phải bất cứ ai khi sinh ra cũng đã xác định được mục đích sống thực sự của đời mình để mà phấn đấu và nỗ lực hết mình. Cũng như khi bạn chưa biết được mình đua đường nào thì làm sao mà có thể chạy được.
Khi còn là một đứa trẻ, chắc hẳn bạn cũng đã được ai đó hỏi "lớn lên cháu sẽ làm gì ?" và câu trả lời có khi là "Con muốn làm bác sỹ", con muốn làm một phi công, con muốn làm một chú công an....
Tất cả đều chỉ là những suy nghĩ thật hồn nhiên và ngây thơ. Nhưng cũng từ những ước muốn trẻ con đó, hồn nhiên đó cộng với những tác động trong cuộc sống về môi trường và điều kiện sống mà một hình ảnh về một thế giới càng được hình thành rõ hơn trong đầu của mỗi con người. Và cái thế giới đó cũng phải đủ lớn để mỗi nguwoif  có thể nhận ra được  mình mong muốn ở vị trí nào trong cái thế giới đó. Thế nhưng, khi mà cái thể giới đó chưa đủ lớn thì bạn sẽ thế nào? lúc đó, bạn sẽ chưa thể có được một sự nhận thức bao quát về thế giới và bạn sẽ không thể xác định được vị trí của bạn trong thế giwois đó.
Mình đã hỏi rất nhiều bạn sinh viên năm cuối đại học rằng: bạn sẽ làm gì sau khi ra trường? mình luôn nhận được một câu trả lời là: "Mình không biết". Đó chính là những người chưa có thế giới quan rõ ràng. 
Đôi khi mục đích cuộc sống cũng đến với bạn rất bất ngờ và rất tình cờ.
Đối với mình thì là những lúc mà mình xem mấy bộ phim về hacker. Thấy người ta ddieuf khiển mọi thứ chỉ bằng một thiết bị cầm tay hay một chiếc máy vitinh mà không cần pohair đi đâu xa. CHỉ việc ngồi đâu đó và nhấn nút. mọi thứ sẽ nghe theo lời bạn. Lúc đó mình rất sung sướng nếu như mình là một ông chủ của những dòng lệnh và hiểu rõ được các hệ điều hành máy tính thì thật tuyệt vời.
Đóp là cơ sở đầu tiên để hình thành nên mục đích sống. Khi mình xem phim, đọc sách, nghe giảng là những lúc mà thế giới quan của mình đang được mở rộng dần cho đến khi mình phát hiện ra rằng ước mơ thật sự của mình là công nghệ thông tin. thì cũng là lúc mà mình khanrgd định được mục đích sống. ĐÓ là trở thành một Quản trị mạng giỏi, một chuyên gia IT có thể kiểm soát được hệ thống của mình xây dựng dù đi bất cứ đâu.
Mình hoàn toàn không phải là người từ khi sinh ra đã có những khả năng về ca hát, nhảy múa, nhưng ít ra thì mình cũng yêu thích cái gì đó và mình bắt đầu tìm tòi nó, trau dồi nó. Và mình chắc chắn rằng ai cũng có một niềm yêu thích cái nào đó và không nhát thiết là có năng khiếu. Chỉ cần một điều duy nhất đó là đam mê. Đam mê là cái mà mình khát khao để trở thành người như trong trí tưởng tượng của bạn. Điều đó sẽ giúp cho bạn vượt qua được tất cả mọi trở ngại trong cuộc sống.
Bác Hồ có bài thơ
"Không có việc gì khó
chỉ sợ lòng không bền
đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt sẽ làm nên"
Mỗi khi mà mình cảm thấy chán nản, hạ quyết tâm thì mình lại nhớ đến bài thơ đó của bác. Nó là một điều mà mình cho rằng đó là chân lý.
Bây giờ hãy quay trở lại với câu hỏi, mục đích sống tìm ở đâu? Đó chính là nó ở trong mọi hoạt động của cuộc sống. Hãy hoạt  động thật nhiều để sớm tìm ra được mục đích sống cho bạn. 
"NGHE THẬT NHIỀU - ĐỌC THẬT NHIỀU - LÀM THẬT NHIỀU"
Còn mục đích sống là gì? Nó chính là niềm đam mê, yêu thích, khát khai cháy bỏng không bao giờ bị mất đi.


Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
0 nhận xét
categories: | edit post

1. Chia mạng con là gì và tại sao lại phải chia mạng con?
Như chúng ta biết thì nguồn tài nguyên Ipv4 đã cạn kiệt nhưng đến nay nó vẫn rất phổ biến. Trong khi đó, chẳng hạn như mỗi lớp mạng A có đến 224 – 2 = 16.777.214 địa chỉ IP hay lớp B có 216 – 2 = 65534 địa chỉ IP, một con số mà khó một hệ thống mạng nào đạt đến số lượng máy tính như thế. Điều này gây lãng phí không gian địa IP chỉ rất lớn. Do đó vấn đề đặt ra là phải chia từng lớp mạng này thành những lớp mạng nhỏ hơn có số IP phù hợp với nhu cầu sử dụng hợp lý. Sự phân chia này giúp người quản trị dễ dàng hơn trong việc quản lý, tiết kiệm địa chỉ IP, tránh đụng độ và bảo mật dữ liệu đồng thời giảm tải cho các thiết bị định tuyến đó là chia mạng con.
Xét về mặt thực tiễn ban đầu khái niệm chia mạng con (Subnetting) ra đời chủ yếu dùng để phân chia lớp mạng A và B, sau dần nó trở thành một bài toán lý thuyết mà tất cả các bạn học và làm nghề quản trị mạng phải biết.
Vậy chia mạng con (subnetting) là gì? Hiểu một cách nôm na chia mạng con là những kỹ thuật phân chia lại không gian địa chỉ của một lớp mạng cho trước thành nhiều lớp mạng nhỏ hơn bằng cách lấy một số bit ở phần Host ID để làm địa chỉ mạng cho mạng con (Subnet). Ví dụ với lớp B.

NET
WORK
SUBNET
HOST




Và để hiểu hơn về subnetting, trước hết chúng ta cần tìm hiểu vài khái niệm sau:

Prefix length: Là đại lượng, chỉ số bit dùng làm địa chỉ mạng. Chẳng hạn lớp C có Prefix length là 24. Với một địa chỉ IP tiêu chuẩn prefix length là giá trị sau dấu /. Chẳng hạn 192.168.1.1 /24. Ta có bảng tương ứng như sau:
Lớp
Prefix length
Địa chỉ IP tiêu chuẩn
A
8
10.10.10.10 /8
B
16
172.168.1.1 /16
C
24
192.168.1.1 /24

Default Mask (Network Mask): là giá trị trần của mỗi lớp mạng A, B, C (ở đây ta không xét các lớp D, E) và là giá trị thập phân cao nhất (khi tất cả các bit ở Network Address bằng 1 và các bit ở Host Address bằng 0). Như vậy Default Mask của
Lớp
Default Mask
Default Mask
A
255.0.0.0
11111111.00000000.00000000.00000000
B
255.255.0.0
11111111.11111111.00000000.00000000
C
255.255.255.0
11111111.11111111.11111111.00000000

Subnet MaskGiá trị trần của mạng con, là giá trị thập phân tính khi tất cả các bit của prefix length bằng 1 và phần còn lại bằng 0. Chẳng hạn địa chỉ IP 172.16.1.46 /26 có Subnet Mask là 255.255.255.192 (11111111.11111111.11111111.11000000)
Subnet Address của một địa chỉ IP cho trước là giá trị nhỏ nhất của dải địa chỉ mạng con mà IP đó thuộc về. Các thiết bị định tuyến dựa vào địa chỉ này để phân biệt các mạng con với nhau. Giá trị của địa chỉ mạng có thể được tính bằng nhiều cách. Cách cơ bản nhất là dùng phép AND giữa địa chỉ Subnet Mask và IP dưới dạng nhị phân. Chẳng hạn với địa chỉ 172.16.1.224 /26
Subnet Mask11111111111111111111111111000000
IP Address10101100000100000000000111100000
AND10101100000100000000000111000000
Subnet Address172161192

Broadcast Address của một mạng con là địa chỉ IP cao nhất của mạng đó. Subnet Address và Broadcast Address không dùng để gán cho máy chủ và host. Vì vậy mới có công thức tính số IP khả dụng là 2n – 2 với n là số bit dùng cho Host Address.
Fixed length subnet mask (FLSM), là kỹ thuật chia mạng con theo độ dài subnet cố định dựa trên nhu cầu đường mạng Network ID. Cách chia này sẽ ít sử dụng nhưng nó đơn giản và cơ bản mà mình nghĩ chúng ta nên tìm hiểu qua.
Khái niệm cuối cùng và quan trọng nhất trong ứng dụng phân chia mạng con thực tiễn là VLSM (Variable Length Subnet Mask) là kỹ thuật sử dụng các Subnet Mask khác nhau để tạo ra các Subnet có lượng IP khác nhau. Với kỹ thuật này một quản trị mạng có thể chia mạng con với lượng IP phù hợp nhất với yêu cầu từng mạng, dễ dàng mở thêm các mạng con về sau này và nó tiết kiệm địa chỉ IP một cách tối đa nhất.
------------------------------------------------------**********----------------------------------------------------------

2. Chia mạng con theo phương pháp FLSM
Sau khi xác định network ID ở bài trước và tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến kỹ thuật chia mạng con như trên, bây giờ Coj sẽ chia sẻ với các bạn cách chia mạng con (subnet mask) từ một mạng cho trước theo phương pháp Fixed length subnet mask(FLSM), nghĩa là chia theo độ dài subnet cố định dựa trên nhu cầu đường mạng Network ID. Cách chia này sẽ ít sử dụng nhưng nó đơn giản và cơ bản mà mình nghĩ chúng ta nên tìm hiểu qua.

START!!!

Chúng ta đã biết IP gồm 4byte được chia thành 3Class và đây là netmask mặc định của từng Class.
LớpDạng nhị phânNetmask
A11111111 00000000 00000000 00000000255.0.0.0
B11111111 11111111 00000000 00000000255.255.0.0
C11111111 11111111 11111111 00000000255.255.255.0
Cách chia mang con. Với FLSM, để chia mạng con ta chỉ quan tâm đến số đường mạng cần chia. Ví dụ ta có đường mạng 192.168.1.0 /24 cần chia ra 4 đường mạng con. Các bước làm như sau:
Phân tích cấu trúc của địa chỉ 192.168.1.0 như sau:
+ Địa chỉ NetMask: 255.255.255.0 viết tắt /24
+ Dạng nhị phân: 11111111.11111111.11111111.00000000
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111
+ HostID: 00000000
Xác định số Bit làm Network cần mượn.
Ta có công thức: 2x >= m (với m là số đường mạng cần chia, x là số bit cần mượn).
Ở đây 2x >= 4 vậy x=2. Ta sẽ mượn 2 bit ở phần HostID làm đường mạng. Sau khi mượn xong ta sẽ có Subnet mask cho các đường mạng con.
+ Địa chỉ SubNetMask: 255.255.255.192 viết tắt /26 (do mượn thêm 2 bit từ HostID)
+ Dạng nhị phân: 11111111.11111111.11111111.11000000
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111.11
+ Host ID: 000000
Giải thích: Câu hỏi đặt ra là Subnet mask 255.255.255.192 ở đâu ra?
Ở đây ta đang xét đường mạng 192.168.1.0 thuộc lớp C. Do đó 3 byte đầu 255.255.255 ta không bàn tới vì nó là subnet mặc định của lớp C. (vì 8bit là 1 ~ 255) mà ta chỉ phân tích byte thứ 4. Do ta mượn thêm 2 bit làm NetworkID nên ở byte thứ 4 sẽ là 11000000. Theo bảng dưới ta có giá trị 192 = 128 + 64
Bit thứ
8
7
6
5
4
3
2
1
Giá trị Bit
1
1
0
0
0
0
0
0
Netmask
128
192
224
240
248
252
254
255
Để xác định các đường mạng con ta cần tìm “bước nhảy” cho các mạng con: Bước nhảy k = 256 - 192 = 64 => Ta có các mạng con sau:
- Network ID: 192.168.1.0 Netmask: 255.255.255.192 (viết gọn 192.168.1.0/26)
Khoảng IP được sử dụng: 192.168.1.1 -> 192.168.1.62
-  Network ID: 192.168.1.64/26
Khoảng IP được sử dụng: 192.168.1.65 -> 192.168.1.126.
-  Network ID: 192.168.1.128/26
Khoảng IP được sd 192.168.1.129 -> 192.168.1.192.
- Network ID: 192.168.1.192/26
Khoảng IP được sd 192.168.1.193 -> 192.168.1.254
Lưu ý:  Tối đa ta chỉ có thể mượn 6 bit để làm Network vì nhiều hơn thì số bit còn lại cho Host không đủ dùng. Mặc định mỗi Network đã tốn mất 2 IP để làm đường mạng và Broadcast ID. Số IP mỗi đường mạng là 2^6-2 = 62.Vậy nếu đường mạng thứ 3 ta chỉ cần 2 IP thì chia như vậy là quá phí. Để khắc phục ta sẽ chia mạng theo VLSM.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp chia mạng con VLSM ở bài tiếp theo. Coj mong các bạn chú ý theo dõi. 
Hẹn gặp lại các bạn!

Xem tiếp
Người đăng: Unknown on Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
3 nhận xét
categories: | edit post
Được tạo bởi Blogger.