Chia mạng con VLSM: Variable length subnet mask.

Đây là một cách chia mạng con (subnet) tối ưu hơn FLSM, nó dựa trên nhu cầu số Host IP của mỗi đường mạng (subnet) mà ta chia. Do đó sẽ tiết kiệm tối đa được IP thừa trên mỗi subnet. Lưu ý subnet mask (phần /xx) của mỗi đường nhé.
Bài viết này mình không giải thích nhiều về các khái niệm liên quan đến subnet nữa mà chỉ làm một ví dụ chia subnet cụ thể dựa trên VLSM. Các bạn nên đọc bài FLSM để có khái niệm kĩ hơn.
Công thức: 
+ Số subnet được tạo ra: 2m (m: số bit mượn của phần Host ID) (Chú ý: đáng lẽ công thức này phải là 2m – 2 vì phải loại trừ đi 2 mạng đầu tiên – subnet zero và mạng cuối cùng – subnet broadcast, nhưng với các dòng Router hiện nay của Cisco đã hỗ trợ lệnh Router(config)# ip subnet-zero do đó ta vẫn có thể sử dụng 2 mạng đó mà không phải loại trừ bỏ đi)
+ Số host / subnet: 2n– 2 (n: số bit còn lại của phần Host ID sau khi bị mượn m bit)
+ Subnet Mask mới = Subnet Mask cũ + m (là số bit vừa bị mượn)
+ Địa chỉ khả dụng là các địa chỉ IP có thể gán cho mỗi host, thiết bị.
Bài toán:
Một ngày nào đó, sếp thuê được một đường mạng 192.168.1.0/24 từ một ISP (Viettel, Vinaphone, FPT…) và Sếp bảo:
Từ địa chỉ này cậu hãy chia ra 4 đường mạng con (Subnet) trong đó:
+ Đường thứ nhất dùng 50 PC (subnet 1)
+ Đường thứ 2, 3 dùng cho 10 PC (subnet 2)
+ Đường còn lại dùng 2 PC (subnet 3)
Nhớ tiết kiệm đó!
Nếu bạn thực hiện chia theo FMSL đã nói ở bài trước thì 3 đường mạng sẽ có số IP dùng cho Host bằng nhau như vậy thì quá phí. Với việc chia những subnet mà có số Host chênh lệch thế này thì bạn hãy nghĩ ngay tới phương pháp VLSM. Chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: Công việc đầu tiên là bạn xác định xem thứ tự sắp xếp từ lớn đến bé trong những đường mạng cần chia, đường mạng nào có số IP host là nhiều nhất. Ở đây là 50.

Bước 2: Theo công thức 2m >= X (với X là số host cần chia, m là số bit cần làm Host ID). Ở đây 2m >=X=50 Suy ra m=6.
Subnet mask lúc này là 11111111.11111111.11111111.11000000 (255.255.255.192/26).
Do ta chỉ dùng 6 bit là Host ID nên thừa 2 bit sẽ dùng làm đường mạng.
Với 2 bit ta sẽ có 4 đường mạng, cách tính đường mạng hãy xem bài FLSM nhé.
- 192.168.1.0/26
- 192.168.1.64/26
- 192.168.1.128/26
- 192.168.1.192/26
Vậy ta dùng đường mạng 192.168.1.0/26 cho 50 PC.
Bước 3: Nếu ta lấy đường 192.168.1.64/26 cho 10 PC thì quá phí nên từ đường này ta quyết định chia nhỏ ra nữa.
Cách làm tương tự 2^x >= 10 suy ra x = 4. Ta cần 4 bit phần Host ID và dư 4 bit làm đường mạng nên có Subnet mask là 11111111.11111111.11111111.11110000 (255.255.255.240/28). Các đường mạng thu được.
- 192.168.1.64/28
- 192.168.1.80/28
- 192.168.1.96/28
- 192.168.1.112/28
192.168.1.128/28 do trùng với đường mạng lớn phía sau 192.168.1.128/26 nên bỏ và dừng lại.
Vậy ta sẽ dùng 192.168.1.64/28, 192.168.1.80/28 cho hai đường 10 PC. Ta lại còn lại 2 đường vừa chia không sử dụng mà nhu cầu của ta chỉ cần 1 đường mạng 2 PC nữa thui. Chọn 1 trong 2 đường tiếp tục chia nhỏ, s sẽ chọn 192.168.1.96/28
Với 2 PC ta cần 2 bit làm Host ID và dư 6 bit làm Network ID. Lúc này Subnet mask là 11111111.11111111.11111111.11111100 (255.255.255.252/30). Thực ra 2 PC chỉ cần 1 bit nhưng tối thiểu Host ID là 2 bit nên chọn 2 (Xem lại bài chia mạng con). Ta lại được các đường mạng sau
- 192.168.1.96/30
- 192.168.1.100/30
- 192.168.1.104/30
- 192.168.1.108/30 STOP!! Vì đường tiếp theo sẽ trùng.
Ta chọn 192.168.1.96/30 cho đường 2 PC vậy là ta đã chia subnet xong. Bây giờ bạn có thể yên tâm với các yêu cầu chi Subnet của xếp rồi nhé!

Người đăng: Unknown on Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014
categories: edit post

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.