Trong bất kỳ trường hợp nào, để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới
những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên
dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại
nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch,
Router và Gateway.
Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được một những hiểu biết cơ bản về các thiết bị mạng kể trên:
REPEATER
Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.
HUB
Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự "can thiệp" của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan... cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý
Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).
Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.
Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức
Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng "nói chuyện" được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa...
Chia mạng con VLSM: Variable length subnet mask.
Bài viết này mình không giải thích nhiều về các khái niệm liên quan đến subnet nữa mà chỉ làm một ví dụ chia subnet cụ thể dựa trên VLSM. Các bạn nên đọc bài FLSM để có khái niệm kĩ hơn.
Công thức:
+ Số subnet được tạo ra: 2m (m: số bit mượn của phần Host ID) (Chú ý: đáng lẽ công thức này phải là 2m – 2 vì phải loại trừ đi 2 mạng đầu tiên – subnet zero và mạng cuối cùng – subnet broadcast, nhưng với các dòng Router hiện nay của Cisco đã hỗ trợ lệnh Router(config)# ip subnet-zero do đó ta vẫn có thể sử dụng 2 mạng đó mà không phải loại trừ bỏ đi)
+ Số host / subnet: 2n– 2 (n: số bit còn lại của phần Host ID sau khi bị mượn m bit)
+ Subnet Mask mới = Subnet Mask cũ + m (là số bit vừa bị mượn)
+ Địa chỉ khả dụng là các địa chỉ IP có thể gán cho mỗi host, thiết bị.
Bài toán:
Một ngày nào đó, sếp thuê được một đường mạng 192.168.1.0/24 từ một ISP (Viettel, Vinaphone, FPT…) và Sếp bảo:
“Từ địa chỉ này cậu hãy chia ra 4 đường mạng con (Subnet) trong đó:
+ Đường thứ nhất dùng 50 PC (subnet 1)
+ Đường thứ 2, 3 dùng cho 10 PC (subnet 2)
+ Đường còn lại dùng 2 PC (subnet 3)
Nhớ tiết kiệm đó!“Nếu bạn thực hiện chia theo FMSL đã nói ở bài trước thì 3 đường mạng sẽ có số IP dùng cho Host bằng nhau như vậy thì quá phí. Với việc chia những subnet mà có số Host chênh lệch thế này thì bạn hãy nghĩ ngay tới phương pháp VLSM. Chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: Công việc đầu tiên là bạn xác định xem thứ tự sắp xếp từ lớn đến bé trong những đường mạng cần chia, đường mạng nào có số IP host là nhiều nhất. Ở đây là 50.
Bước 2: Theo công thức 2m >= X (với X là số host cần chia, m là số bit cần làm Host ID). Ở đây 2m >=X=50 Suy ra m=6.
Subnet mask lúc này là 11111111.11111111.11111111.11000000 (255.255.255.192/26).
Do ta chỉ dùng 6 bit là Host ID nên thừa 2 bit sẽ dùng làm đường mạng.
Với 2 bit ta sẽ có 4 đường mạng, cách tính đường mạng hãy xem bài FLSM nhé.
- 192.168.1.0/26
- 192.168.1.64/26
- 192.168.1.128/26
- 192.168.1.192/26
Vậy ta dùng đường mạng 192.168.1.0/26 cho 50 PC.
Bước 3: Nếu ta lấy đường 192.168.1.64/26 cho 10 PC thì quá phí nên từ đường này ta quyết định chia nhỏ ra nữa.
Cách làm tương tự 2^x >= 10 suy ra x = 4. Ta cần 4 bit phần Host ID và dư 4 bit làm đường mạng nên có Subnet mask là 11111111.11111111.11111111.11110000 (255.255.255.240/28). Các đường mạng thu được.
- 192.168.1.64/28
- 192.168.1.80/28
- 192.168.1.96/28
- 192.168.1.112/28
- 192.168.1.128/28 do trùng với đường mạng lớn phía sau 192.168.1.128/26 nên bỏ và dừng lại.
Vậy ta sẽ dùng 192.168.1.64/28, 192.168.1.80/28 cho hai đường 10 PC. Ta lại còn lại 2 đường vừa chia không sử dụng mà nhu cầu của ta chỉ cần 1 đường mạng 2 PC nữa thui. Chọn 1 trong 2 đường tiếp tục chia nhỏ, s sẽ chọn 192.168.1.96/28
Với 2 PC ta cần 2 bit làm Host ID và dư 6 bit làm Network ID. Lúc này Subnet mask là 11111111.11111111.11111111.11111100 (255.255.255.252/30). Thực ra 2 PC chỉ cần 1 bit nhưng tối thiểu Host ID là 2 bit nên chọn 2 (Xem lại bài chia mạng con). Ta lại được các đường mạng sau
- 192.168.1.96/30
- 192.168.1.100/30
- 192.168.1.104/30
- 192.168.1.108/30 STOP!! Vì đường tiếp theo sẽ trùng.
Ta chọn 192.168.1.96/30 cho đường 2 PC vậy là ta đã chia subnet xong. Bây giờ bạn có thể yên tâm với các yêu cầu chi Subnet của xếp rồi nhé!
Mỗi một thiết bị mạng đều có 1 địa chỉ vật lý - MAC (Medium Access Control address) và địa chỉ đó là duy nhất. Các thiết bị trong cùng một mạng thường được dùng địa chỉ MAC để liên lạc với nhau tại tầng Data-link của mô hình OSI.
Trên thực tế, card mạng (NIC) chỉ có thể kết nối với nhau theo địa chỉ MAC. địa chỉ cố định và duy nhất của phần cứng. Do vậy ta phải có 1 cơ chế để chuyển đổi các dạng địa chỉ này để có thể liên lạc được với nhau. Từ đó ta có giao thức phân giải địa chỉ - Address Resolution Protocol (ARP).
Nguyên tắc hoạt động của giao thức phân giải địa chỉ ARP
- Trong một mạng LAN
Khi một thiết bị A muốn tìm hiểu, học 1 địa chỉ MAC của một thiết bị B nào đó mà nó đã biết địa chỉ ở tầng Network (IP,IPX...) thì nó sẽ gửi 1 ARP Request (Bao gồm: Địa chỉ MAC của A và địa chỉ IP của B) lên toàn bộ miền Broadcast.
Khi gửi thông điệp ARP theo dạng Broadcast thì tất cả các thiết bị trong mạng LAN đều nhận được và chúng sẽ so sánh địa chỉ IP trong ARP Request này với địa chỉ của tầng Network của nó khi đó:
- Nếu không trùng địa chỉ IP thì nó sẽ tự động Drop ARP Reques đó.
- Nếu trùng địa chỉ IP thì thiết bị đó phải gửi ngược lại cho thiết bị A môt gói tin có chưa địa chỉ MAC của mình. Sau khi máy A nhận được địa chỉ MAC của B rồi thì nó mới bắt đầu chuyển các Pakets (Gói tin) sang cho thiết bị B. và hoàn tất quá trình.
Trong hoạt động của ARP trong một một trường phức tạp hơn đó là 2 hệ thống mạng LAN gắn với nhau thông qua 1 router C.
Ta sẽ có các nguyên tắc sau:
- Do Broadcast không thể truyền qua 1 Router nên khi đó máy A sẽ xem C như là một cầu nối để truyền dữ liệu.
- Máy A sẽ biết địa chỉ của router C - Ở đây địa chỉ của C chính là Gateway
- Router C sẽ có 1 bảng định tuyến - Routing - Table
- Máy A sẽ truyền một ARP Request theo dạng Broadcast để tìm địa chỉ MAC của Port X
- Router C nhận được và cung cấp lại cho A một địa chỉ MAC của port X.
- Máy A truyền Packet đến port X của router C
- Router C nhận được packet. Trong Packet này chứa địa chỉ IP của máy B.
- Router C sẽ gửi ARP Request theo dạng Broadcast trong mạng của máy B để tìm địa chỉ MAC của B.
- Máy B nhận được và trả lời lại cho router biết địa chỉ MAC của mình.
- Sau khi nhận được địa chỉ MAC của máy B thì router sẽ gửi Packet đến máy B.